Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Những nguyên nhân gây ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu ở xung quanh hậu môn, bao gồm niêm mạc ở trong hậu môn và vùng da bên ngoài bao xung quanh hậu môn. Bệnh lý gây khó chịu cho người bệnh và làm giảm khả năng tập trung trong công việc và học tập.


NGUYÊN NHÂN GÂY NGỨA HẬU MÔN

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hậu môn rơi vào trạng thái ngứa ngáy dữ dội có thể kể đến như do bệnh lý gây nên hoặc có thể không phải do bệnh lý.

Ngứa hậu môn không phải do bệnh lý

Da quá khô hoặc quá ẩm: Ngứa hậu môn có thể do một vấn đề về da gây ra, những người có da quá khô hoặc quá ẩm ướt, đặc biệt là ở khu vực hậu môn thường hay bị ngứa ngáy. Hiểu một cách khác, ngứa hậu môn cũng như hiện tượng ngứa ngáy ở các vị trí khác trên cơ thể.

Hậu môn bẩn do kém vệ sinh: Hậu môn nếu không được rửa sạch hàng ngày, các chất thải, cặn bẩn sẽ tích tụ lại gây ngứa ngáy, khó chịu.

Dị ứng với chất tẩy rửa: Nhiều loại dung dịch tẩy rửa cơ quan sinh dục cũng có thể khiến niêm mạc hậu môn bị dị ứng, dẫn đến hiện tượng nổi mẩn, ngứa ngáy. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị dị ứng với chất liệu làm quần áo (kém khô thoáng, cứng, cọ xát mạnh vào hậu môn), giấy vệ sinh, băng vệ sinh, xà phòng tắm… gây ngứa hậu môn.

Dùng thuốc nhuận tràng quá liều: Nhiều người do bị táo bón, khó đi đại tiện nên đã sử dụng đến thuốc nhuận tràng mà không biết rằng đây là loại thuốc nên hạn chế uống, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ và tuyệt đối không sử dụng trong thời gian dài vì có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng tiêu chảy mãn tính, niêm mạc hậu môn bị dị ứng mạnh, ngứa ngáy.

Các vấn đề về da: Một số bệnh ngoài da như vảy nến, chứng tăng tiết bã nhờn, viêm lỗ chân lông… diễn ra ở hậu môn là nguyên nhân khiến hậu môn bị ngứa dữ dội.

Một số người do cơ địa đặc biệt nên có thể bị dị ứng với một số loại đồ ăn gây ngứa ngáy.

Nguyên nhân ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn do bệnh hậu môn, trực tràng gây nên

Hệ tiêu hóa có vấn đề: Những người thường xuyên có vấn đề về tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón khiến cho niêm mạc hậu môn luôn trong trạng thái bị kích thước mạnh sinh ra ngứa ngáy.

Nhiễm giun kim: Giun kim là loại giun sống ký sinh trong ruột già của con người, mỗi ngày vào chập tối chúng thường di chuyển ra gần cửa hậu môn để đẻ trứng khiến người bệnh ngứa ngáy dữ dội và dai dẳng. Vì thế nếu có hiện tượng như trên hoặc trong gia đình có người nhiễm giun thì các bạn càng không nên bỏ qua nguy cơ này.

Bị nấm men hậu môn: Một số loại nấm men sống trong âm đạo của nữ giới, khi gặp điều kiện thuận lợi, phát triển nở rộ chúng có thể tấn công sang hậu môn gây ngứa ngáy (do cấu tạo hậu môn và cơ quan sinh dục nữ khá sát nhau).

Mắc bệnh trĩ: Là căn bệnh rất phổ biến ở hậu môn, trực tràng, nhiều người mắc phải. Một trong các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ là ngứa ngáy hậu môn do luôn trong trạng thái ẩm ướt, nhiều dịch nhầy.

Các bệnh áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn: Hai căn bệnh thường hay “song hành” cùng với bệnh trĩ với các triệu chứng như hậu môn ngứa ngáy, sưng đau, niêm mạc xung quanh bị nhiễm trùng trầm trọng, nứt kẽ, rò hậu môn.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây ngứa hậu môn có thể kể đến như ung thư trực tràng, béo phì, tiểu đường…

CÁCH CHỮA TRỊ NGỨA HẬU MÔN


Đầu tiên người bệnh cần lưu ý không dùng tay gãi khi bị ngứa hậu môn, điều nay không chỉ gây mất vệ sinh, không lịch sự khi đang ở nơi công cộng mà còn khiến hậu môn có nguy cơ bị trầy xước, viêm nhiễm nặng hơn và vẫn không khỏi ngứa ngáy.

Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, thay quần trong hàng ngày, dùng nước tẩy rửa có nồng độ nhẹ, ít gây dị ứng. sau khi rửa hậu môn xong hãy nhẹ nhàng lau khô hậu môn bằng khăn bông ẩm, tuyệt đối không chà xát quá mạnh.

Mặc quần áo chất liệu cotton, co giãn, khô thoáng.

Không nên dùng băng vệ sinh, giấy vệ sinh không rõ nguồn gốc, chứa nhiều tạp chất hoặc các chất tạo mùi hương không đáng tin cậy.

Ngâm hậu môn trong nước ấm pha muối loãng để giảm ngứa.

Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng, không dùng thuốc nhuận tràng khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

Trong trường hợp đã biết ngứa hậu môn do bệnh lý thì căn cứ vào từng loại bệnh cụ thể để có phác đồ điều trị phù hợp (như dùng kem bôi ngoài, viên đặt hậu môn, thuốc uống, phẫu thuật).

Blog chuyên về sức khỏe: https://cacbenhngoaidathuonggap.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét