Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Nứt kẻ hậu môn có nguy hiểm không ?

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn, đây là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở tất cả các đối tượng kể cả trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhưng chủ yếu là do hiện tượng táo bón. Bệnh táo bón khiến khối phân to, cứng, người bệnh phải rặn mạnh để đào thải phân ra ngoài khiến hậu môn bị rách, hình thành nên các vết nứt kẽ.


Bệnh nứt kẽ hậu môn có biểu hiện là xung quanh vùng hậu môn xuất hiện các vết loét, nứt kẽ khiến hậu môn bị nhiễm trùng, sưng phù, tấy đỏ, người bệnh bị đau đớn dữ dội mỗi lần đi đại tiện.

NỨT KẼ HẬU MÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Bệnh nứt kẽ gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, không chỉ tác động về mặt sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà tâm lý của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số tác hại mà bệnh gây ra như:

Hậu môn bị đau nhức khiến người bệnh khó tập trung tinh thần, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công việc hoặc chuyện học tập.

Bệnh gây ra các cơn đau hậu môn dữ dội khiến người bệnh tự tạo ra tâm lý sợ đi đại tiện, khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn. Không chỉ vậy việc phân bị  tích lại lâu ngày trong cơ thể sẽ sản sinh ra các độc tố gây hại cho sức khỏe toàn thân.

Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn là đi ngoài ra máu, nếu không được khắc phục sớm người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng bị mất máu và thiếu máu trầm trọng.

Các vết nứt hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da, hoại tử, thậm chí có thể gây nhiễm trùng đường máu.

Bệnh nếu không được chữa khỏi sớm sẽ biến chứng thành nhiều căn bệnh khác như áp xe hậu môn, Polyp đại trực tràng với mức độ nguy hiểm không kém.

Ở nữ giới, do hậu môn và cơ quan sinh dục nằm khá sát nhau nên dịch bẩn do nhiễm trùng ở hậu môn có thể chảy vào vùng kín gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao

Nhiều người cho rằng bệnh nứt kẽ có thể tự khỏi nhưng trên thực tế tỷ lệ này không cao do hậu môn là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với các vi khuẩn gây hại nên vết thương khó có thể lành một cách tự nhiên được, vết thương mới nối tiếp vết thương cũ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế khi thấy những dấu hiệu của bệnh nên:

Dùng một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da theo chỉ định của bác sỹ để cầm máu, chống viêm nhiễm, giúp các vết thương nhanh lành miệng hơn. Những người bị nứt kẽ dạng nhẹ có thể chỉ cần sử dụng kem bôi ngoài da là bệnh cũng có thể khỏi.

Trường hợp bệnh nặng hơn ngoài sử dụng thuốc bôi ngoài da bác sỹ sẽ kê cho người bệnh thêm một số thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, giảm sưng viêm. Để đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên vệ sinh hậu môn hàng ngày, tập đi đại tiện vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày và tránh ngồi quá lâu.

Nếu bệnh nứt kẽ hậu môn nếu xảy ra đồng thời với bệnh trĩ, ngoài việc điều trị bệnh nứt kẽ, người bệnh cần có phương án chữa bệnh trĩ như dùng thuốc, dùng thủ thuật, phẫu thuật… có như vậy tình trạng bệnh mới được khắc phục hoàn toàn.

Ngoài ra cần lưu ý là các vết nứt ở hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng nên người bệnh phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối sát trùng, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để không làm cọ xát vào vết thương, ăn các đồ ăn dễ tiêu, nhuận tràng để ngăn không cho bệnh trầm trọng thêm.

Blog chuyên về sức khỏe: https://cacbenhngoaidathuonggap.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét